Sơn tĩnh điện chính xác là gì?
Nó là một quá trình phun sơn bột lên bề mặt kim loại sau đó gia nhiệt làm lớp bột đó chảy ra, đông cứng trên bề mặt kim loại để tạo thành một lớp bảo vệ vững chắc. Sơn tĩnh điện được sử dụng dưới dạng bột khô, chúng được chứa ở các hệ thống cung cấp sơn bột trong một dây chuyền sơn. Người ta sẽ thiết lập đường dẫn sơn từ hệ thống cấp sơn bột đến buồng phun sơn, chúng được phun thông qua các súng phun tự động hoặc súng phun cầm tay. Khi đi qua súng phun, chúng sẽ được tích điện tích dương, trong khi đó các vật liệu cần sơn tĩnh điện sẽ được tích điện tích âm. Nhờ nguyên lý tích điện trái dấu nên các hạt sơn bột sẽ dễ dàng bám đều lên bề mặt vật liệu ngày cả ở các góc khuất.
Sau khi đã phủ đều các hạt sơn lên bề mặt, sản phẩm sẽ được đưa vào phòng gia nhiệt từ 120 – 200 độ C trong 15 – 20 phút tùy vào sản phẩm. Nguồn nhiệt là hệ thống sấy đối lưu được làm nóng bằng khí ga. Khi đó các hạt sơn bột sẽ nóng chảy, liên kết chặt chẽ với bề mặt vật cần thực hiện.
Sơn tĩnh điện áp dụng được cho vật liệu nào?
Chúng ứng dụng tốt cho nhiều loại vật liệu khác nhau như kim loại, nhựa, bê tông, nhưng đặc biệt hiệu quả và được sử dụng phổ biến nhất trên bề mặt thép, thép hợp kim, nhôm.
Thành phần của sơn tĩnh điện bao gồm: Polymer (nguyên liệu chính), chất tạo màu, phụ gia.
Các loại sơn tĩnh điện chính.
Phân loại theo tính chất.
Nếu theo tính chất, chúng ta có thể chia sơn tĩnh điện ra làm hai loại là loại dẻo và loại cứng.
Loại dẻo là loại có thể trở lên rất mềm và dẻo khi bị ra nhiệt giúp loại bỏ các liên kết hóa học cứng. Điều này giúp cho lớp sơn này có thể tái tạo. Các loại sơn tĩnh điện dẻo thường có xu hướng dày hơn, chịu nhiệt tốt, không bị bong tróc khi gia nhiệt, chịu ngoại lực tốt hơn. Do đó chúng thường được sử dụng cho các chi tiết phụ tùng ô tô, chi tiết máy móc, tủ lạnh…
Loại thứ 2 là loại sơn tĩnh điện cứng. Loại này được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm nội thất, ngoại thất, dụng cụ, ít chịu nhiệt độ cao. Các liên kết hóa học trên loại này bị đóng rắn do đó chúng không thể tái tạo được. Chúng có giá thành rẻ hơn nhiều so với loại thứ nhất.
Phân loại theo chất lượng.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến loại sơn tĩnh điện cứng. Để phân chia loại sơn tĩnh điện này chúng ta thường đề ra một số tiêu chuẩn cho nó như sau:
Cách 1: Dựa trên tiêu chí chịu phun muối: Các nhà thầu Việt Nam thường không đưa điều này vào tiêu chí nhưng nếu bạn làm hàng xuất khẩu, đặc biệt là các nước phương Tây thì đây chắc chắn là một tiêu chỉ bạn cần lưu ý. Khả năng chịu phun muối của sơn tĩnh điện thường từ: 240 –5000 (giờ). Đây là một bài test được đưa ra để kiểm tra khả năng chống gỉ của sản phẩm sau khi sơn. Với các sản phẩm ngoại thất xuất khẩu thường được yêu cầu vượt qua bài kiểm tra phun muối 1500 giờ.
Cách 2: Phân chia theo loại sơn trong nhà và ngoài trời, khả năng kháng UV
Cách 3: Phân loại theo hình thức bề mặt: sơn bóng, sơn mờ, sơn sần, sơn vân (gỗ, đá, hoa văn khác)
Cách 4: Theo hãng sơn: loại thường, trung cấp, cao cấp
Quy trình sơn tĩnh điện.
Quá trình sơn tĩnh điện về cơ bản gồm 3 giai đoạn chính đó là: làm sạch bề mặt cần sơn > phun sơn bột > Gia nhiệt sơn bột
Tuy nhiên trong thực tế quy trình chi tiết giữa các đơn vị sẽ khác nhau rất nhiều, đặc biết là ở khâu làm sạch bề mặt. Các xưởng nhỏ họ thường chỉ làm sạch các mối hàn cơ bản, những phần khác có thể được làm sạch thủ công như dùng vải lau chùi, cao cấp hơn có thể là phun bi, phun cát.
Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền, đẹp của lớp sơn hoàn thiện. Các sản phẩm này thường được bảo hành dưới 1 năm (70%) và dưới 2 năm (30%)
Chúng tôi sử dụng quy trình sơn cao cấp giúp sản phẩm có thể được bảo hành lên đến 15 năm, một điều mà chưa một cơ sở sơn tĩnh điện nào ở Việt Nam làm được.
Quy trình sơn tĩnh điện bao gồm các bước chính như sau:
Làm sạch cơ học > Tẩy dầu kiềm 2 lần > Rửa nước sạch 2 lần > Rửa nước DI lần 1 > Phủ nano-ceramic > Rửa nước DI lần 2 và lần 3 > Sấy khô > Phun sơn lót > Sấy chín > Phun sơn tĩnh điện > Sấy chín > Kiểm tra > Đóng gói, vận chuyển
Tại sao nên sử dụng sơn tĩnh điện thay vì sơn dầu.
Như đã nói ở trên, sơn tĩnh điện áp dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại hơn, trong khi loại sơn dầu sử dụng những công nghệ đơn giản từ xa xưa nên có nhiều hạn chế. Một số ưu điểm vượt trội của sơn tĩnh điện so với sơn dầu là:
Bền hơn nhiều lần so với sơn dầu truyền thống
Bề mặt đẹp hơn, cao cấp hơn
Có thể tạo hình bề mặt đa dạng
Khả năng chống gỉ, chịu tác nhân thời tiết ngoài trời tốt hơn, bền màu hơn
Ứng dụng được rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
Dễ thi công sản phẩm khó hơn, thi công nhanh chóng
Kinh tế hơn
Thân thiện với môi trường và con người hơn
Nhược điểm: Phải đầu tư dây chuyền ban đầu khá tốn kém
Ứng dụng của sơn tĩnh điện.
Được ứng dụng đa dạng cho nhiều loại sản phẩm:
Sơn tĩnh điện xe máy, ô tô, máy tính, điện thoại
Các sản phẩm dân dụng ngoài trời như: Lan can, hàng rào, cửa, cổng, giàn phơi, mái thép, louver
Các sản phẩm trong nhà như kệ, giá, tủ, bàn, ghế
Các dụng cụ, máy móc thể thao
Giàn giáo, máng cáp điện, tủ điện sơn tĩnh điện
- Báo giá sơn tĩnh điện tại SQDC.
Phương Pháp Sơn Bảng Giá Sơn Tĩnh Điện ( VNĐ/m²)
Sơn bóng 130.000
Sơn nhăn 150.000
Sơn giả Gỗ 350.000
Lưu ý khi sử dụng sơn tĩnh điện.
Trang bị đồ bảo hộ khi sơn tĩnh điện giúp bạn giảm thiểu được rủi ro trong quá trình thực hiện.
Cầm súng đúng cách: Súng phun sơn tạo ra những tia phun rất mạnh nên nếu không cầm đúng cách sẽ bị dội ngược và bắn sơn sang vị trí khác.
Tuân thủ theo hướng dẫn: bạn cần tuân thủ theo những hướng dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng súng phun sơn để hạn chế sai sót.
Không sử dụng sản phẩm ngay sau khi phun sơn mà phải đợi 1 thời gian để sơn khô lại. Tránh sơn bong tróc gây mất thẩm mỹ.
Một số câu hỏi thường gặp về sơn tĩnh điện
Hỏi: Sơn tĩnh điện có độc hại hay không?
Trả lời: Sơn tĩnh điện thành phẩm không gây độc hại với người sử dụng nhưng trong quá trình phun sơn thì lại khác. Sơn tĩnh điện có nhựa và các chất độc hại với người phun sơn. Chính vì thế khi phun sơn cần trang bị đồ bảo hộ và yêu cầu người phun sơn có tay nghề cao.
Hỏi: Sơn tĩnh điện có bền không?
Trả lời: Độ bền của sơn tĩnh điện vượt trội hơn hẳn so với sơn truyền thống. Tuy nhiên chi phí cho sơn tĩnh điện cao hơn rất nhiều.
Lưu ý : các báo giá chỉ mang tính chất tham khảo. Để nhận báo giá sơn tính điện chính xác và chi tiết nhất, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp để có giá tốt nhất.
* Báo giá trên chưa bao gồm phí VAT 10% và phí vận chuyển.
Cam kết hoàn thiện SP với chất lượng tốt, Với uy tín và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này :
- SP chất lượng cao : Đảm bảo độ bền, bóng, mịn, tính thẩm mỹ cao.
- Trang thiết bị hiện đại : tất cả máy móc, thiết bị đều được nhập khẩu chính hãng 100%
- Dây chuyền sản xuất đạt chuẩn
- Đội ngũ kiến trúc, lao động nhiều kinh nghiệm, luôn làm việc với sự tận tâm, để mang đến chất lượng SP tốt.
- Tư vấn hổ trợ, tận tình mọi lúc, mọi nơi.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.